Cả hai biết nhau, quen nhau và nảy sinh tình cảm và tiến đến một mối quan hệ chính thức. Và ngay sau đó là hồ sơ bảo lãnh được mở để bảo lãnh cho đương đơn phía Việt Nam. Tổng thời gian quen nhau cho đến khi mở hồ sơ chưa đến một năm.

Một mối quan hệ thông thường sẽ diến biến như sau: biết nhau, quen nhau, yêu nhau rồi đi đến hôn nhân. Tùy theo từng cặp đôi và hoàn cảnh cụ thể, các cặp đôi sẽ rơi vào những trường hợp khác nhau chứ không thể có một công thức chung cho tất cả các cặp đôi yêu nhau.

Sẽ có những cặp vợ chồng, hôn thê hôn phu rơi vào những hoàn cảnh hơi bất thường sẽ dẫn đến những nghi ngờ từ viên chức Lãnh sự khi tiến hành hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ.

hau qua khong ngo khi bao lanh dinh cu voi hon nhan gia Đâu là lý do mà các cặp đôi bị nghi ngờ giả mạo khi xin đinh cư Mỹ

Qua nhiều năm kinh nghiệm trong ngành di trú Mỹ, chúng tôi xin liệt kê những trường hợp dễ nảy sinh nghi ngờ từ viên chức Lãnh sự với những mối quan hệ vợ chồng, hôn thê hôn phu liên quan đến yếu tố “cột mốc bắt đầu mối quan hệ chính thức”

Thời gian quen nhau quá ngắn ngủi:

Cả hai biết nhau, quen nhau và nảy sinh tình cảm và tiến đến một mối quan hệ chính thức. Và ngay sau đó là hồ sơ bảo lãnh được mở để bảo lãnh cho đương đơn phía Việt Nam. Tổng thời gian quen nhau cho đến khi mở hồ sơ chưa đến một năm.

Nếu hai bạn ở trong hoàn cảnh này thì chắc chắn sẽ gặp rắc rối tại buổi phỏng vấn về vấn đề thời gian quen và cưới nhau quá chóng vánh và vội vã. Các viên chức có quyền tin rằng đây là một mối quan hệ sắp đặt sẵn và không dựa trên tình yêu đích thực. Bị bổ túc giấy xanh trong những trường hợp này gần như là chắc chắn.

Quen nhau qua người mai mối, những người làm mai lại có mối quan hệ không thân thiết:

Rất dễ để thấy đây là sự giới thiệu cho một “phi vụ mua bán”. Trong một vài trường hợp, cả hai còn không thể tìm lại được người đã làm mai cho mình.

Mối quan hệ bắc cầu thông qua bạn bè là bình thường, tuy nhiên việc nảy sinh tình cảm từ sự giới thiệu và cả hai lại mau chóng đi đến hôn nhân trong những trường hợp này thì rất dễ bị viên chức Lãnh sự nghi ngờ tính trung thực của đương đơn và người bảo lãnh.

Gặp nhau một lần đã đính hôn/kết hôn:

Biết nhau, yêu nhau trên mạng hoặc qua giới thiệu, sau đó người bảo lãnh bên Mỹ về Việt Nam thăm và tổ chức luôn lễ đính hôn/kết hôn.

Như vậy thời gian cả hai biết nhau và tìm hiểu nhau quá ngắn, và khi gặp nhau lần đầu tiên đã vội vã kết hôn chứng tỏ quá vội vàng theo phong tục truyền thống của người Việt Nam.

Trường hợp này, việc nghi ngờ từ viên chức Lãnh sự là không thể tránh khỏi. Do vậy, các cặp đôi cần có sự giải thích rõ ràng và hợp lý cho lý do vội vã kết hôn của mình.

Nhìn chung, khi các cặp đôi yêu nhau và muốn cùng nhau đoàn tụ tại Mỹ những lại rơi vào một trong những hoàn cảnh nêu trên, cả hai nên có sự cân nhắc kỹ càng trước khi mở hồ sơ. Tức là khi khối bằng chứng của cả hai “đủ độ dầy”, nghĩa là phải chứng minh được đây rõ ràng là một tình yêu đích thực và cả hai đến với nhau vì không thể thiếu nhau. Muốn làm được như vậy, cả hai cần phải ý thức được tầm quan trọng của việc tích lũy và xây dựng bằng chứng và luôn luôn biết tận dụng những cơ hội ở bên nhau ít ỏi để tạo ra những loại bằng chứng giá trị thuyết phục cho hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ của mình.

Biết trước điểm yếu và khắc phục ngay trước khi mở hồ sơ sẽ tốt hơn rất nhiều cho các cặp đôi và tránh được các trường hợp bị từ chối visa định cư Mỹ một cách đáng tiếc.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây