Những thông tin và kiến thức nhất quán mà hai chị và gia đình cần chuẩn bị để cung cấp cho LSQ liên quan đến đời sống hằng ngày của mình. Những thông tin và kiến thức này rất quan trọng, tuy nhiên không phải ai trong gia đình mình cũng sẽ hiểu và sẵn sàng cung cấp, nếu không có sự chuẩn bị sẽ cung cấp nhiều thông tin không giống nhau, điều này tôi đã thấy rất nhiều lần.
Hỏi:
Ba mẹ em được bảo lãnh đi Mỹ theo diện anh ruột bảo lãnh và đã sang Mỹ định cư từ năm 2006. Ba mẹ em có tất cả 5 người con, có 2 người đã lập gia đình từ trước đó và 3 người con còn lại chưa lập gia đình nhưng tới thời điểm ba mẹ đi đã trên 21 tuổi nên bị ở lại.
Ba mẹ em qua Mỹ và khoản thời gian sau thì có thẻ xanh và làm thủ tục bảo lãnh cho 3 người con còn lại. Trong thời gian chờ bảo lãnh thì chị gái em lập gia đình năm 2009 và tới năm 2012 chị đã có 2 cháu, còn em thì lập gia đình năm 2010 và có 1 cháu.
Vậy luật sư cho em hỏi đối với trường hợp em và chị gái em đến thời điểm mở hồ sơ xét để đi định cư với ba mẹ có được không? Nếu đi được thì con và chồng có theo cùng không? Nếu chỉ đi mẹ và con thì có được không? Và nếu được thì bên em phải bổ sung những gì và lo luật sư như thế nào?

Thường trú nhân bảo lãnh con
Đáp:
Theo luật di trú Mỹ thì Thường Trú Nhân có quyền bảo lãnh cho các con trên 21 tuổi và chưa có gia đình, có nghĩa là những người con này phải còn độc thân theo định nghĩa của pháp luật. Nếu từ khi ba mẹ chị nộp đơn bảo lãnh cho ba chị em còn ở lại Việt Nam và trong quá trình hồ sơ chưa được chính phủ Hoa Kỳ xét duyệt và cấp visa đi Mỹ mà các người con này kết hôn thì hồ sơ của họ lập tức trở thành vô hiệu hóa, vì họ đã không còn đủ điều kiện để tham gia hồ sơ bảo lãnh do Thường Trú Nhân là người bảo lãnh.
Theo như lời chia sẻ của chị thì chúng tôi vẫn chưa rõ rằng chị gái và chị đã kết hôn với chồng hoặc chỉ làm đám cưới mà không làm hôn thú.
Trong trường hợp thứ nhất, nếu chị và chị gái đã có hôn thú với chồng thì hồ sơ của hai chị đã không còn đủ điều điện để Bộ Công Dân và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS) xét duyệt nữa.
Và trường hợp thứ hai là nếu gia đình của hai chị có thể chứng minh được là mối quan hệ vợ chồng của chị chỉ dựa trên đời sống thật và hôn nhân của anh chị chưa bao giờ được hợp thức hóa bởi Hôn Thú thì hồ sơ của chị vẫn hội đủ điều kiện để USCIS xét duyệt.
Nếu gia đình chị và chị gái rơi vào trường hợp thứ hai thì hồ sơ sẽ được USCIS xét duyệt và gia đình chị và chị gái cần chuẩn bị thật tốt để chứng minh rằng gia đình hai chị đã không phạm luật hoặc làm sai luật hoặc lách luật với mục đích di trú. Khi được USCIS xét duyệt gia đình chị cần chứng minh rằng những người con là con ruột và người chồng chỉ là người sống chung và anh chị chưa bao giờ kết hôn.Và nếu hồ sơ của chị và chị gái được chấp thuận thì cả hai người chồng đều không thể tham gia trong hồ sơ bảo lãnh, có nghĩa là hai người chồng không thể đi cùng. Tuy nhiên tất cả các đứa con sẽ được đi theo mẹ.
Để những đứa con được có tên trong hồ sơ, gia đình chị cần nộp cho USCIS khai sinh và những bằng chứng khác cho thấy những đứa con là con ruột của chị. Những bằng chứng cần nộp cho USCIS, song song với khai sinh của các con, là các bằng chứng chứng sinh của các con, sổ hộ khẩu gia đình, học bạ của các con vì trong học bạ sẽ có tên cha và tên mẹ, các hình ảnh của con đã chụp chúng với chị khi còn bé và trong suốt quá trình các bé lớn lên cho đến ngày hôm nay, sổ gia đình Công Giáo nếu gia đình chị là người Công Giáo (hoặc những sổ tương tự như vậy cho các đạo giáo khác), và những bằng chứng khác mà chị và gia đình nghĩ có thể chứng minh được mối quan hệ mẹ con.
Ngoài những bằng chứng cần nộp cho USCIS, gia đình hai chị cần chuẩn bị thật tốt cho buổi phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán, vì các viên chức lãnh sự sẽ muốn biết tại sao chị và chị gái đã lập gia đình, có con chung với hai người cha của các con mà vẫn không kết hôn. Họ cũng sẽ quan tâm rằng chị và chị gái có thật sự chưa kết hôn, và liệu với lời khai của hai chị, của các con và có thể ngay cả của hai người chồng có đáng tin cậy không, vì rất có thể gia đình hai chị đang lợi dụng luật di trú Mỹ.
Những thông tin và kiến thức nhất quán mà hai chị và gia đình cần chuẩn bị để cung cấp cho LSQ liên quan đến đời sống hằng ngày của mình. Những thông tin và kiến thức này rất quan trọng, tuy nhiên không phải ai trong gia đình mình cũng sẽ hiểu và sẵn sàng cung cấp, nếu không có sự chuẩn bị sẽ cung cấp nhiều thông tin không giống nhau, điều này tôi đã thấy rất nhiều lần.
Ngoài những thông tin và kiến thức mà gia đình hai chị sẽ cung cấp ra, nếu LSQ vẫn chưa thuyết phục là mối quan hệ gia đình của hai chị là thật và chính đáng thì rất có thể họ sẽ điều tra hồ sơ gia đình chị. Và một trong nhiều cách mà họ sẽ điều tra là yêu cầu chính quyền địa phương xét duyệt về mối quan hệ vợ chồng của anh chị, và nếu chính quyền địa phương không hiểu rằng gia đình hai chị tuy đang sống chung với nhau như vợ chồng mà chưa bao giờ làm hôn thú thì rất có thể họ sẽ cung cấp thông tin rằng hai chị đã lập gia đình và hồ sơ hai chị sẽ bị từ chối.