Trong trường hợp xấu nhất, người được bảo lãnh bị từ chối visa lần thứ hai chiếu theo điều khoản 221(g) và hồ sơ lại bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
Đây có lẽ là một quyết định của chính phủ Hoa Kỳ mà những cặp đôi đón nhận nó bằng sự thất vọng cực độ và đôi khi dẫn đến sự đỗ vỡ mối quan hệ.
Tuy nhiên, trong hàng ngàn hồ sơ mỗi năm của các đương đơn Việt Nam, vẫn có những hồ sơ nhận quyết định đau lòng trên. Để tránh nhận được kết quả như vậy thì không có cách nào khác, các cặp đôi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu và hồ sơ bảo lãnh nên được tiến hành dưới sự giám sát của những đơn vị tư vấn về di trú Mỹ có kinh nghiệm và uy tín. Hãy bắt đầu chuẩn bị càng sớm càng tốt để không phải hối tiếc vì kết quả thất vọng.
Các cặp đôi cần hiểu rõ bản chất của quyết định: “Hồ sơ bị trả về sở di trú Hoa Kỳ” thông qua các bước như sau:
- Bước 1: Nộp hồ sơ bảo lãnh lên Sở di trú
- Bước 2: Hồ sơ được Sở di trú chấp thuận và gửi đến NVC (TT Chiếu kháng quốc gia).
- Bước 3: Hồ sơ về đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ để phỏng vấn
- Bước 4: Hồ sơ bị yêu cầu bổ sung hoặc điều tra bởi Lãnh sự quán
- Bước 5: Lãnh sự quán từ chối cấp visa
- Bước 6: Lãnh sự quán gửi hồ sơ trở về Hoa Kỳ với đề nghị xét duyệt lại.
- Bước 7: Hồ sơ về đến NVC, họ sẽ xét duyệt lại và ghi nhận vào cơ sở dữ liệu
- Bước 8: NVC gửi hồ sơ đến USCIS
- Bước 9: USCIS sẽ gửi thông báo cho người bảo lãnh và họ sẽ xét duyệt lại quyết định chấp thuận trước đó (Bước 2).
- Bước 10: USCIS yêu cầu thêm bằng chứng từ người bảo lãnh và họ sẽ ra quyết định
- Thu hồi lại hồ sơ vàhọ sẽ gửi cho người bảo lãnh thư từ chối chính thức. Người bảo lãnh có thể khiếu nại.
- Hoặc tái chấp thuận: USCIS gửi hồ sơ đến lãnh sự quán Hoa Kỳ với đề nghị cấp visa. Và đương đơn sẽ được phỏng vấn lại tại Lãnh sự quán.
Trong trường hợp xấu nhất, người được bảo lãnh bị từ chối visa lần thứ hai chiếu theo điều khoản 221(g) và hồ sơ lại bị gởi trở lại cho Sở Nhập tịch và Di trú Hoa Kỳ (USCIS).
Về mặt luật, người bảo lãnh có thể tiến hành khiếu nại về quyết định cuối cùng đối với hồ sơ. Tuy nhiên, sau nhiều năm kinh nghiệm trong ngành di trú và đắc biệt am hiểu các đương đơn Việt Nam, chúng tôi chân thành khuyên các cặp đôi nên củng cố lại hồ sơ bằng cách:
- Gom góp lại các bằng chứng đã có với nhau từ trước đến hiện tại.
- Xây dựng mới thêm những bằng chứng về sự tiếp tục mối quan hệ bất chấp quyết định từ các viên chức chính phủ thế nào đi nữa.
Mở lại hồ sơ mới như là một lời khẳng định với các viên chức chính phủ: mối quan hệ chúng tôi là thật, câu chuyện của chúng tôi là thật và chúng tôi sẵn sàng cùng nhau vượt qua những rào cản cũng như thử thách để có thể đoàn tụ cùng nhau.
Hồ sơ nào cũng có hướng giải quyết, chỉ cần mối quan hệ của các cặp đôi thực sự là thật thì chắc chắn rằng sẽ được đoàn tụ.