Chúng tôi biết việc tìm hiểu về thủ tục, kinh nghiệm mất rất nhiều thời gian với nội dung có khi đã không còn đúng nữa. Nên với bài viết bên dưới chúng tôi cập nhật những thông tin mới nhất, mong giúp bạn hiểu rõ tường tận tất cả các vấn đề liên quan.
Bảo lãnh theo diện hôn phu/ hôn thê (Visa K-1) là loại visa giới hạn cho hôn phu/ hôn thê của công dân Hoa Kỳ được nhập cảnh Mỹ, sau đó tiến hành đăng ký kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày và làm đơn chuyển đổi thành thường trú nhân.
Đã giúp nhiều hôn phu/ hôn thê đoàn tụ, Toàn Cầu Visa nhận thấy mỗi hồ sơ đều có khó khăn và hướng giải quyết riêng. Thông thường có 4 vấn đề thắc mắc sau đối với người đang bắt đầu tìm hiểu xin visa định cư Mỹ theo diện hôn phu/hôn thê:
- Bạn đang băn khoăn về quy trình & thủ tục định cư?
- Bạn chưa biết cách xây dựng hồ sơ đầy đủ và thuyết phục?
- Bạn đang âu lo về việc phỏng vấn?
- Trường hợp của bạn có thể lấy visa thành công?
Chúng tôi biết việc tìm hiểu về thủ tục, kinh nghiệm mất rất nhiều thời gian với nội dung có khi đã không còn đúng nữa. Nên với bài viết bên dưới chúng tôi cập nhật những thông tin mới nhất, mong giúp bạn hiểu rõ tường tận tất cả các vấn đề liên quan.
Quy Trình & Thủ Tục
Thông thường thủ tục bảo lãnh hôn phu/hôn thê đi Mỹ sẽ có 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Giai đoạn mở hồ sơ xuyên suốt đến quá trình chấp thuận hồ sơ
Người bão lãnh nộp đơn I-129F hôn phu/hôn thê, bằng chứng mối quan hệ và các giấy tờ liên quan để gửi cho Sở Nhập tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS). Khi USCIS chấp thuận hồ sơ bảo lãnh, USCIS sẽ gửi thông báo chấp thuận bảo lãnh (mẫu đơn I-797) cho người bảo lãnh. Sau đó, USCIS sẽ chuyển hồ sơ được chấp thuận đến National Visa Center (NVC) thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tiếp tục tiến trình giải quyết hồ sơ.
Thời gian cho giai đoạn này, tầm khoảng 2 đến hơn 5 tháng. Tuy nhiên, ngắn hay dài còn tùy thuộc vào thời điểm nộp hồ sơ và giấy tờ có đầy đủ hay không.
Ở giai đoạn này, có nhiều bạn phân vân nên mở hồ sơ bảo lãnh ở Mỹ hay ở Việt Nam. Để đưa ra quyết định chính xác và đúng ngay từ bước đầu, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây:
Giai đoạn 2: Giai đoạn NVC đến khi có lịch phỏng vấn trực tiếp tại Lãnh sự quán
NVC cung cấp số mã số hồ sơ, gồm những con số HCM**********, sau đó chuyển hồ sơ bảo lãnh về cho Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TPHCM để tiếp tục được giải quyết (Không như các diện bảo lãnh khác là phải hoàn tất các giấy tờ tại NVC rồi mới được chuyển về LSQ). Khi Lãnh sự quán nhận được hồ sơ từ NVC. Tại đây, Lãnh sự quán sẽ hoàn tất một số thủ tục hành chính. Giai đoạn này thường mất từ 2 đến 4 tuần.
Trong giai đoạn NVC đang chuyển hồ sơ về cho LSQ, người bảo lãnh nên lập mẩu bảo trợ tài chính cùng các giấy tờ liên quan (giấy khai thuế, giấy chứng nhận việc làm,…) để gửi về cho người được bảo lãnh. Xem thêm:
Giai đoạn 3: Giai đoạn phỏng vấn tại Lãnh sự quán Hoa Kỳ
Bạn có thể chủ động đặt lịch phỏng vấn tại Lãnh sự quán. Khoảng thời gian phổ biến từ khi đặt lịch đến ngày phỏng vấn có thể đặt lịch là 1 – 2 tháng.
Đương đơn sẽ tham gia phỏng vấn tại Lãnh sự quán. Các viên chức lãnh sự phỏng vấn đương đơn bằng tiếng Việt. Nếu đương đơn không hiểu được các câu hỏi của viên chức phỏng vấn, nhân viên bản xứ tại Lãnh sự quán sẽ thông dịch cho đương đơn.
Những giấy tờ và bằng chứng của hồ sơ buộc phải hoàn tất chỉn chu và mang theo ở giai đoạn này. Thứ tự hồ sơ phải được sắp xếp rõ ràng. Và hơn hết bạn cần phải chuẩn bị tâm lý để phỏng vấn trực tiếp tại Lãnh sự quán.
Giai đoạn 4: Phỏng vấn thành công tại lãnh sự quán
Nếu được cấp visa, người được bảo lãnh có 6 tháng để vào Mỹ kể từ ngày được cấp visa. Khi đặt chân đến một cửa khẩu ở Mỹ, người được bảo lãnh sẽ nhận được mẫu I-94 (Arrival / Departure Record hay Phiếu xuất nhập cảnh). Sau đó phải tiến hành đăng ký kết hôn với người bảo lãnh trong vòng 90 ngày.
Trên đây là sơ lược về tiến trình một hồ sơ bảo lãnh diện hôn thê. Tùy theo trường hợp cụ thể sẽ có những sự khác nhau nhất định trong cách chuẩn bị hồ sơ, đặc biệt là trong cách tích lũy bằng chứng và xây dựng mối quan hệ.
Xây Dựng Hồ Sơ
Theo những thông tin mới nhất, có đến 75% hồ sơ bảo lãnh vợ chồng và hôn phu hôn thê tại Việt Nam bị từ chối trong buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán (LSQ). Những hồ sơ này tồn tại nhiều khiếm khuyết như cách sắp xếp bằng chứng không chặt chẽ, logic, hoặc chứng cứ sơ sài, thiếu thuyết phục. Dạng này thường hay gặp ở những bạn tự làm Hồ sơ. Vì không có kinh nghiệm hoặc ít kinh nghiệm mà những Hồ sơ này luôn khiến LSQ có muôn vàn lý do để từ chối cấp Visa. Đây là lý do giải thích tại sao việc chuẩn bị và sắp xếp hồ sơ một cách khoa học, logic cực kỳ quan trọng.
Để có thể tiến hành hồ sơ bảo lãnh theo diện hôn phu/hôn thê, bạn cần đáp ứng điều kiện cơ bản sau:
- Người bảo lãnh phải là công dân Hoa Kỳ
- Trong vòng 2 năm kể từ khi mở hồ sơ bảo lãnh, hai bạn gặp nhau trực tiếp ít nhất một lần.
- Cả đương đơn và người bảo lãnh phải trong tình trạng sẵn sàng kết hôn một cách hợp pháp.
- Người bảo lãnh không có tiền sử xấu về việc bạo hành gia đình
TCVS chia sẻ đến bạn một vài kinh nghiệm chuẩn bị hồ sơ xin visa theo diện hôn phu/hôn thê. Ngoài những giấy tờ thông thường, đương đơn cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ quan trọng dưới đây để gửi trong hồ sơ xin visa và mang theo trong buổi phỏng vấn:
1. Bảng Tường Trình Mối Quan Hệ:
Được xem như là bản tái hiện lại thời gian và mối quan hệ giữa đương đơn với người bảo lãnh, từ lúc quen biết nhau đến lúc quyết định bảo lãnh cho hôn phu/hôn thê của mình. Timeline mối quan hệ giúp cho Sở di trú nắm rõ mối quan hệ giữa 2 bên bắt đầu như thế nào, diễn biến ra sao, và quyết định đến hôn nhân như thế nào, để họ thấy được sự thật trong mối quan hệ của 2 bên và dựa vào đó cấp visa cho đương đơn. Đây là một trong những giấy tờ quan trọng vì vậy bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ ngay từ khi mở hồ sơ để tránh phải mất thời gian bổ sung về sau. Xem thêm về:
2. Hồ Sơ Bảo Trợ Tài Chính:
Người bảo lãnh phải làm bộ bảo trợ tài chính là nhằm chứng minh cho chính phủ Mỹ thấy rằng người bảo lãnh có khả năng bảo trợ cho người được bảo lãnh khi họ nhập cư vào Mỹ, và cam kết người được bảo lãnh sẽ không trở thành gánh nặng cho xã hội. Người bảo trợ tài chính phải có thu nhập cao hơn mức thu nhập yêu cầu. Nếu người bảo trợ không đáp ứng được yêu cầu này, thì cần phải có người đồng bảo trợ. Bộ bảo trợ tài chính cần được hoàn thành sau khi hồ sơ được USCIS chấp thuận và gửi đến NVC để tiếp tục xử lý. Xem thêm về:
3. Bằng Chứng Về Mối Quan Hệ:
Để thuyết phục được nhân viên lãnh sự về mối quan hệ chắc chắn của bạn và người bảo lãnh, bạn cần phải đưa ra được bằng chứng đầy đủ và thuyết phục. Bằng chứng về mối quan hệ bao gồm các hình ảnh, thư từ, hoá đơn điện thoại và những bằng chứng có liên quan khác để hỗ trợ việc chứng minh với viên chức lãnh sự về mối quan hệ thực sự của đương đơn với người bảo lãnh. Tuy nhiên việc sắp xếp các bằng chứng như thế nào để logic, tránh tình trạng bằng chứng quá nhiều nhưng nhân viên LSQ vẫn đánh rớt, hay bằng chứng quá ít, không thuyết phục, TCVS đã đút kết những kinh nghiệm xây dựng bằng chứng qua rất nhiều hồ sơ thành công từ trước đến nay để bạn có thể tham khảo thêm
4. Kết Quả Kiểm Tra Sức Khỏe:
Sau khi nhận được lịch hẹn phỏng vấn, bạn phải đi khám sức khỏe tại các phòng khám do LSQ chỉ định. Sau đó, bạn cần mang kết quả kiểm tra sức khỏe đã được niêm phong đến buổi phỏng vấn xin thị thực. Xem thêm về:
Phỏng Vấn Thành Công
Đối với những đương đơn của visa K-1, buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán Mỹ luôn thường trực sự lo lắng, hồi hộp và “mù tịt” về những câu hỏi có thể được hỏi bởi viên chức lãnh sự. Các Viên Chức Lãnh Sự khi phỏng vấn, họ muốn biết rằng các bạn phải trả lời được tất cả các câu hỏi mà họ đặt ra. Thậm chí có những câu hỏi thật là phi lý, mà đương đơn không thể nhớ được hoặc không thể nào ngờ. Và nếu trả lời không biết, thì họ sẽ nghi ngờ và sẽ ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.
Dù là vợ bảo lãnh chồng sang Mỹ hay là chồng bảo lãnh vợ sang Mỹ thì khi tham dự phỏng vấn, nên trang bị cho mình một khối lượng kiến thức tổng quan về mối quan hệ của mình cũng như là những thông tin về các cá nhân trong mối quan hệ đó, cùng với sự hiểu biết thật cặn kẻ về quá trình hôn nhân của mình.
Theo kinh nghiệm qua nhiều trường hợp phỏng vấn visa đi Mỹ, và qua quan sát những đương đơn đã đậu hoặc rớt phỏng vấn cùng chia sẽ lại. Chúng tôi tổng hợp, phân tích và hệ thống hóa tất cả để có thể giúp bạn có buổi phỏng vấn suôn sẽ và thành công với xác suất cao nhất được cấp visa.
Cấu trúc thông thường của một buổi phỏng vấn sẽ được chia ra làm ba phần chính và trong mỗi phần đều có những câu hỏi liên quan, những câu hỏi này rất quan trong cho việc đánh giá hồ sơ và mối quan hệ của đương đơn đối với viên chức lãnh sự. Các phần và nội dung câu hỏi được phân chia như sau:
Phần 1: Quá trình quen biết nhau
Lý do quen nhau và lần gặp mặt đầu tiên?
Buổi gặp đó diễn ra trong bao lâu và có kỷ niệm đáng nhớ nào không?
Hai người chính thức phát sinh tình cảm là khi nào?
Nụ hôn đầu tiên diễn ra khi nào? Ở đâu?
Lý do quen nhau và lần gặp mặt đầu tiên?
Buổi gặp đó diễn ra trong bao lâu và có kỷ niệm đáng nhớ nào không?
Hai người chính thức phát sinh tình cảm là khi nào?
Nụ hôn đầu tiên diễn ra khi nào? Ở đâu?
Phần 2. Quá trình tìm hiểu và đi đến hôn nhân
Hai bên có tổ chức lễ đính hôn không? Khi nào? Ở đâu? Gia đình hai bên có tham dự không?
Hai người gặp nhau bao nhiều lần? Có đi du lịch với nhau không?
Lần cuối cùng mà hai người gặp nhau là khi nào? Ở đâu?
Phương tiện liên lạc hàng ngày giữa hai người là gì? Bằng chứng?
Gia đình hôn phu/hôn thê có bao nhiêu người?Bạn bè thân thiết của hôn phu/hôn thê là ai? Họ sinh sống ở đâu?
Hôn phu/hôn thê đã kết hôn mấy lần? và có con riêng không? Vì sao ly hôn?
Hôn phu/ hôn thê của chị/anh làm gì ở Mỹ? Lương bao nhiều? Có tài sản gì ở Mỹ không?
Phần 3: Cuộc sống sau hôn nhân.
Tại sao anh/chị yêu hôn thê/hôn phu của mình?
Anh/chị có kế hoạch gì cho đám cưới không?
Có dự định đi hưởng tuần trăng mật ở đâu không?
Hai người dự định khi nào có con?Sau khi qua Mỹ với visa K1, anh/chị có biết sẽ làm gì tiếp theo không?
Ngoài ra, còn rất nhiều câu hỏi phỏng vấn khác bạn có thể tham khảo tại đây
Điều mà bạn có thể làm được và làm tốt trong buổi phỏng vấn bảo lãnh định cư mỹ là bạn nên có cách trả lời thông minh và thuyết phục để buộc lòng viên chức LSQ phải hỏi theo cách trả lời của bạn, nghĩa là những câu hỏi tiếp theo của viên chức LSQ được đặt ra theo đúng như sự sắp đặt sẵn của bạn. Từ đó, diễn biến buổi phỏng vấn sẽ diễn ra theo chiều hướng có lợi cho đương đơn.Để làm được điều này, bạn cần phải nắm bắt được ý nghĩ và những nghi ngờ (nếu có) của viên chức đang phỏng vấn bạn. Do đó, ngoài việc chuẩn bị kỹ những giấy tờ cần mang theo thì cần phải luyện tập cách trả lời phỏng vấn với sự nhuần nhuyễn và tự tin cao nhất. Quá trình luyện phỏng vấn của bạn cần có sự giám sát, tư vấn bởi những người am hiểu về Luật di trú Mỹ và cả sự am hiểu về những đặc thù trong việc triển khai hồ sơ bảo lãnh diện này tại Việt Nam.
Một số kinh nghiệm phỏng vấn bạn nên xem:
Kinh Nghiệm Thực Tế
Định Cư Toàn Cầu tự hào chưa từng làm rớt một hồ sơ định cư Mỹ nếu khách hàng làm việc với chúng tôi ngay từ những bước đầu tiên và tuân thủ theo các hướng dẫn. Có được kết quả này là do chúng tôi hiểu rõ cách nhìn nhận và đánh giá của viên chức Lãnh sự đối với các đương đơn từ Việt Nam.
Hầu hết hồ sơ bị từ chối là do không chứng minh được sự hợp lý của mối quan hệ giữa bạn và người bảo lãnh. Dưới đây là một số trường hợp khó mà Toàn cầu Visa đã hỗ trợ thành công:
Định Cư Toàn Cầu hy vọng những kiến thức trên giúp bạn có được câu trả lời cho những thắc mắc trong quá trình làm hồ sơ Định cư Mỹ của mình.
Hy vọng kiến thức trên giúp bạn có được câu trả lời cho những thắc mắc trong Hồ sơ Định cư của mình.