Những loại bằng chứng liên quan đến việc kết hôn của cả hai rất quan trọng, do đó cả hai cần lưu ý để hồ sơ của mình không mắc phải các điểm yếu nêu trên để dẫn đến kết quả đáng tiếc cho hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ.

Yêu nhau và đi đến hôn nhân là một quá trình dài. Việc kết hôn là một quyết định trọng đại trong cuộc đời mỗi người nói chung và với những người Việt Nam nói riêng thì điều đó lại càng quan trọng hơn.

Dưới con mắt của viên chức Lãnh sự quán, các loại bằng chứng liên quan đến việc kết hôn giữa đương đơn và người bảo lãnh là cực kỳ quan trọng và qua đó họ có thể đánh giá được mức độ chân thật của mối quan hệ.

luu y den van de tai chinh mogi Bằng chứng liên quan đến lễ cưới/lễ đính hôn khi bảo lãnh vợ chồng qua Mỹ

Vậy những trường hợp nào liên quan đến việc kết hôn sẽ dẫn đến những nghi ngờ từ viên chức Lãnh sự?

Đương đơn xin visa du lịch Mỹ, đến Mỹ rồi ngay lập tức kết hôn và mở hồ sơ bảo lãnh để chuyển đổi tình trạng cư trú:

Theo luật di trú Hoa Kỳ, rõ ràng bạn đã sử dụng visa sai mục đích ban đầu. Để chuyển đổi tình trạng cư trú thành công (với trường hợp bạn ở lại Mỹ chờ đến khi có Thẻ Xanh) hoặc để được cấp visa định cư Mỹ (với trường hợp quay về Việt Nam để mở hồ sơ) bạn cần chứng minh cho viên chức chính phủ thấy được quá trình dẫn đến quyết định kết hôn của mình thông qua những bằng chứng cả hai liên lạc với nhau từ khi quen nhau cho đến khi quyết định kết hôn tại Mỹ. Quá trình này phải diễn ra tự nhiên theo những phát sinh tình cảm chân thật nhất mà hai bạn có được.

Nói cách khác, hồ sơ của bạn trong trường hợp này sẽ gặp trở ngại nếu như cả hai không chứng minh được cho viên chức chính phủ thấy được kết quả của quyết định kết hôn là cả một quá trình yêu nhau và tìm hiểu nhau kỹ càng chứ không phải nhất thời đi đến quyết định đó.

Hồ sơ bảo lãnh đã được mở nhưng bằng chứng liên lạc lại bị gián đoạn:

Tại sao đã quyết định đến với nhau và đã mở hồ sơ bảo lãnh những lại không có sự liên lạc trong thời gian dài?

Chắc chắn khi nhìn vào những bằng chứng mà đương đơn đưa ra, viên chức phỏng vấn sẽ đặt dấu hỏi về “lỗ hỏng” bằng chứng này và có quyền nghi ngờ về sự thật mối quan hệ vợ chồng hay hôn thê hôn phu. Trường hợp này rất dễ gây ra những nghi ngờ đại loại như: “Mối quan hệ này không xuất phát từ tình yêu chân thực nên cả hai sẽ “mệt mỏi” với việc cố gắng liên lạc nhau mỗi ngày.”

Lễ cưới/lễ đính hôn không có sự tham dự của cha mẹ gia đình hai bên:

Theo phong tục tập quán của người Việt, lễ cưới/lẽ đính hôn là sự kiện quan trọng trong đời mỗi người. Tại buổi lễ này, việc có mặt cha mẹ hai bên cùng với người thân như: anh chị em, bà con gần xa là điều hiển nhiên.

Sự thiếu vắng người thân trong lễ cưới/lễ đính hôn, đặc biệt là thiếu vắng cha mẹ hai bên chứng tỏ là có điều không bình thường trong cuộc hôn nhân này.

Nếu bạn trong hoàn cảnh này thì cần phải chuẩn bị tâm lý để khi bị xoáy sâu vào vấn đề này tại buổi phỏng vấn thì biết cách ứng phó cho hợp lý. Sự vắng mặt hợp lý sẽ được chấp nhận, do đó cả hai cần có sự giải trình hợp lý nếu rơi vào trường hợp này.

Những loại bằng chứng liên quan đến việc kết hôn của cả hai rất quan trọng, do đó cả hai cần lưu ý để hồ sơ của mình không mắc phải các điểm yếu nêu trên để dẫn đến kết quả đáng tiếc cho hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ.

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây