Chắc chắn đây là những con người thuộc hai thế hệ khác nhau, vậy họ đến với nhau như thế nào để có thể hiểu nhau và yêu nhau?
Sự bất cân xứng trong tình yêu đôi lứa đôi khi là một trở ngại nhưng đôi khi nó lại làm cho tình yêu càng thêm nồng thắm hơn khi các cặp đôi cùng nhau vượt qua những thử thách thông thường để đến với nhau.
Để vượt qua được các chướng ngại vật trong toàn bộ tiến trình thực hiện hồ sơ bảo lãnh đi Mỹ diện vợ chồng, hôn thê hôn phu, các cặp đôi cần phải chứng minh cho viên chức chính phủ Mỹ thấy và tin rằng tình yêu của họ là thật.
Trong tổng thể bộ hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ, yếu tố tuổi tác giữa đương đơn và người bảo lãnh thường được xét đến như là một yếu tố then chốt để chứng minh sự thật.
“Tình yêu không phân biệt tuổi tác” là câu nói thường được nghe ở các cặp đôi chênh lệch tuổi nhau khá lớn. Điều này đúng nhưng để viên chức Lãnh sự tin đó là sự thật thì cả hai cần phải biết cách chứng minh.
Theo quan điểm và văn hóa chung của người Việt, sự chênh lệch tuổi quá lớn sẽ dẫn đến sự khác biệt trong cách cư xử cũng như trong cách sống của cả hai, do đó khó có sự hòa hợp để dẫn đến một tình yêu bền vững. Do vậy, việc chứng minh một tình yêu có sự chênh lệch tuổi để viên chức Lãnh sự tin vào sự thật là điều không hề đơn giản.
Liên quan đến sự chênh lệch tuổi tác giữa các cặp đôi, chúng tôi xin chỉ ra một vài trường hợp cụ thể có thể gây nghi ngờ từ viên chức Lãnh sự:
Người chồng nhỏ hơn người vợ (người bảo lãnh) trên 5 tuổi:
Chắc chắn trong cuộc sống sẽ có những trường hợp này, và nó hoàn toàn là những mối quan hệ thật. Thế nhưng viên chức Lãnh sự có quyền đặt nghi vấn:
- Tại sao người đàn ông nhỏ tuổi lại yêu một người hơn mình nhiều tuổi, liệu rằng đây có thực sự là tình yêu đích thực hay chỉ là sự lợi dụng lẫn nhau?
- Những bằng chứng nào để thấy được tính chân thật của mối quan hệ?
Chênh lệch tuổi quá lớn (trên 20 tuổi):
Chắc chắn đây là những con người thuộc hai thế hệ khác nhau, vậy họ đến với nhau như thế nào để có thể hiểu nhau và yêu nhau?
Không những vậy, người bảo lãnh và người được bảo lãnh đang sống ở hai xã hội khác nhau và sinh hoạt trong hai nền văn hóa khác nhau. Thế nhưng họ lại đến với nhau thì việc làm cho viên chức duyệt hồ sơ tin vào mối quan hệ chân thật của họ là điều cực kỳ gian nan.
Thông thường, những hồ sơ có hoàn cảnh như vậy rất dễ bị nhận giấy xanh yêu cầu bổ sung thêm bằng chứng chứng minh mối quan hệ sau buổi phỏng vấn tại Lãnh sự quán. Do đó, để tránh nhận hậu quá đáng tiếc, các cặp đôi nên có sự chuẩn bị kỹ lưỡng ngay từ đầu, tốt nhất là ngay từ khi cả hai mới bắt đầu quen nhau.
Để có thể vượt qua những khó khăn này, cả hai cần có sự am hiểu nhất định về Luật di trú Hoa Kỳ và nắm bắt được các tiêu chí xét duyệt hồ sơ cùng với cách nhìn nhận đánh giá về đương đơn Việt Nam của các viên chức Lãnh sự quán Mỹ.