Người được bảo lãnh theo diện hôn thê/hôn phu có thể đi làm ngay sau khi nhập cảnh vào nước Mỹ không?
Sau khi nhập cảnh vào nước Mỹ, hôn thê/hôn phu phải đăng ký kết hôn, sau đó đương đơn có thể nộp đơn Xin phép làm việc tại Mỹ cùng với đơn xin Thẻ Xanh. Đơn Xin phép làm việc thường được giải quyết trong thời gian ngắn.
Thời gian duyệt xét của một bộ hồ sơ bảo lãnh diện hôn phu/thê hay vợ/chồng thường kéo dài bao lâu?
- Với hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện hôn thê/hôn phu, thời gian từ khi nộp hồ sơ lên Sở di trú Hoa Kỳ cho đến khi phỏng vấn tại Lãnh sự quán sẽ mất khoảng 6 – 10 tháng.
- Với hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện hôn thê/hôn phu, thời gian từ khi nộp hồ sơ lên Sở di trú Hoa Kỳ cho đến khi phỏng vấn tại Lãnh sự quán sẽ mất khoảng 12 – 18 tháng.
Tuy nhiên, các khoảng thời gian trên chỉ mang tính chất tham khảo, vì thời gian giải quyết thực tế còn tùy thuộc vào tình trạng nhân sự của các cơ quan chính phủ, số lượng hồ sơ tại thời điểm nộp, hay các thay đổi về Luật di trú,…
Nên nộp hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ theo diện vợ/chồng hay hôn thê/hôn phu?
Diện bảo lãnh vợ/chồng hay hôn thê/hôn phu đều không bảo đảm là hồ sơ sẽ được viên chức Lãnh sự dễ dàng chấp thuận. Tuy nhiên, hồ sơ diện vợ/chồng thì sẽ kéo dài hơn diện hôn thê/hôn phu khoảng vài tháng.
Khi triển khai hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ diện vợ/chồng hay diện hôn phu/hôn thê, điều quan trọng nhất vẫn là bằng chứng liên lạc: emails, thư từ, hình ảnh, hóa đơn điện thoại, những chuyến về Việt Nam, v.v… Các nhân viên xét hồ sơ thuộc Sở di trú Hoa Kỳ (USCIS) đôi khi đòi hỏi phải có bản sao cùi vé máy bay, hoặc những trang trong sổ thông hành (passport) có đóng mộc ghi nhận ngày đến và rời khỏi Việt Nam, hoặc hóa đơn thẻ tín dụng (credit cards) đã mua vé máy bay đi Việt Nam.
Sự chênh lệch tuổi giữa các cặp đôi quá lớn liệu có gây trở ngại cho hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ không?
Việc chênh lệch tuổi quá nhiều giữa các cặp đôi chắc chắn sẽ nảy sinh những nghi ngờ về sự thật mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh. Theo logic thông thường, các viên chức Lãnh sự sẽ cho rằng hai người cách xa nhau về tuổi tác khó có thể hòa hợp chung sống như những cặp đôi thông thường, mà mối quan hệ này chỉ là vụ lợi và vì mục đích định cư.
Điều tốt nhất mà các cặp đôi có thể làm là xây dựng khối bằng chứng vững chắc và luyện tập cách trả lời và nội dung trả lời sao cho thật sự thuyết phục để phủ nhận những nghi ngờ phát sinh từ viên chức Lãnh sự.
Tại buổi phỏng vấn ở Lãnh sự quán, đương đơn cần mang theo những bằng chứng gì?
Tùy từng mối quan hệ, từng hoàn cảnh cụ thể sẽ có những loại bằng chứng khác nhau và phù hợp với mỗi cặp đôi. Thông thường, các bằng chứng mang theo tại buổi phỏng vấn bao gồm:
- Bản tường trình mối quan hệ giữa đương đơn và người bảo lãnh.
- Vé máy bay những lần về Việt Nam, hoặc những chuyến đi du lịch chung cùng nhau.
- Hóa đơn khách sạn có chung tên hai người
- Các tin nhắn trao đổi khi xa nhau hoặc thông tin những cuộc gọi qua Facetime, Viber, Zalo,…
- Hình ảnh đám cưới hoặc đính hôn (nếu có).
- Hóa đơn chuyển tiền, quà,…
Lưu ý rằng, bằng chứng nhiều thì tốt nhưng cách sắp xếp chúng lại với nhau sao cho thật sự hợp lý và phù hợp với các tiêu chí xét duyệt hồ sơ của viên chức Lãnh sự là vô cùng quan trọng.